Nhiều chủ nhà hay gọi điện cho dịch vụ xin phép xây dựng Bình Dương để hỏi về việc làm giấy xin phép xây dựng để xây dựng tường rào, vậy theo mọi người việc xây dựng tường rào bảo vệ này có phải làm thủ tục để tiến hành xin phép như xây dựng ở không ? Hôm nay có cơ hội nên chúng tôi chia sẻ để mọi người hiểu hơn về việc này.
Thứ nhất quyền xây dựng tường rào ngăn cách đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản
1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.” Như vậy, chủ sở hữu bất động sản được xây dựng tường rào trên ranh giới để làm mốc ngăn giữa các bất động sản liền kề khi được sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Trường hợp xây tường rào mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản liền kề vì lý do chính đáng thì phải dỡ bỏ tường rào.
Thứ hai về chiều cao của tường rào
Hiện nay Luật Nhà ở năm 2014 quy định việc xây dựng nhà ở phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn được Bộ Xây dựng ban hành. Căn cứ theo quy định tại Điều 6.5.6 TCXDVN 353 – 2005 về hàng rào và cổng:
Yêu cầu về kiến trúc khi xây dựng
Đối với nhà phố liên kế, hàng rào ở mặt tiền phải có hình thức kiến trúc thoáng, nhẹ, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Hàng rào không được phép xây dựng vượt ngoài ranh giới kể cả móng và có chiều cao tối đa 1,8m .”
Như vậy, theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì chiều cao hàng rào tối đa là 1,8m.
Thứ ba, về xây dựng tường rào có phải xin phép xây dựng không?
Nếu việc xây dựng tường rào tại khu đô thị thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp vì không thuộc trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014.
Do vậy, bạn cần phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn xây dựng tường rào, cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014. Theo thông tin về địa điểm xây dựng tường rào trên đất ở của bạn chưa cụ thể tại phường nào, tại đường, phố nào trong khu đô thị nên bạn cần căn cứ vào quy định tại Quyết định của UBND tỉnh về quy định phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh để xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mới cho bạn.
Thứ tư, việc xử phạt xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế tháo dỡ tường rào
Về chủ thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế tháo dỡ tường rào:
Với hành vi tổ chức thi công xây dựng tường rào không có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013.
Căn cứ theo quy định tại Điều 67, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013, thì Chủ tịch UBND phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức tối đa là 10.00.000 đồng và có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Do đó, UBND phường có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế tháo dỡ tường rào theo đúng quy định pháp luật.